Để có thể đưa ra một chiến lược đầu tư hiệu quả, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ mình đang ở trong giai đoạn nào. Từ đó, đơn vị mới đưa ra một bản kế hoạch đầu tư hiệu quả, tận dụng hết cơ hội cũng như khắc phục các khó khăn.
1. Làm sao để xây dựng chiến lược đầu tư hiệu quả?
Có rất nhiều yếu tố chi phối đến chiến lược đầu tư có hiệu quả hay không? Để có một bản kế hoạch chiến lược tốt nhất, doanh nghiệp cần phải lưu ý 3 điều sau đây:
Một chiến lược phù hợp với thị trường
Xác định tính phù hợp của chiến lược đầu tư với thị trường giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược đúng đắn. Hiện nay, thị trường luôn biến động không ngừng. Có những ngành tiềm năng phát triển trong thời gian dài hạn nhưng có những ngành chỉ có lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Do đó, nhà quản trị cần phải xem xét, nghiên cứu thị trường, nắm bắt các xu hướng tương lai. Có như vậy, việc vạch định các chiến lược mới có thể đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.
Điều gì giúp doanh nghiệp tạo ra một bản chiến lược đầu tư vàng
Doanh nghiệp đang đứng ở vị trí nào?
Đối với một ngành nghề kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ có chỗ đứng riêng. Nếu doanh nghiệp đứng ở top đầu thì lợi thế cạnh tranh sẽ tốt hơn. Khi xây dựng chiến lược đầu tư, doanh nghiệp cần phải đo lường được yếu tố này. Người xưa có câu: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”. Khi biết mình đang ở vị trí nào thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các chiến lược phù hợp, phát huy được thế mạnh đang có.
Hiểu rõ giai đoạn phát triển của ngành
Không chỉ hiểu rõ vị trí của đơn vị mình mà doanh nghiệp còn phải hiểu rõ sự phát triển chung của ngành. Sự phát triển của ngành được chia thành các giai đoạn: mới hình thành, tăng trưởng, cạnh tranh ác liệt, trưởng thành và cuối cùng là suy thoái. Mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, sẽ mang tới những cơ hội cũng như thách thức khác nhau.
Do đó, doanh nghiệp cần xác định rõ ngành kinh doanh của mình đang trong giai đoạn nào. Có như vậy, đơn vị mới đưa ra được một kế hoạch đầu tư hiệu quả, tận dụng được hết cơ hội cũng như khắc phục các khó khăn, vướng mắc đang gặp phải. Từ đó đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất có thể.
2. Nhà đầu tư chiến lược là gì
2.1 Thế nào là nhà đầu tư chiến lược?
Một nhà đầu tư chiến lược là đơn vị cùng ngành với công ty mà nhà đầu tư đang cố gắng mua lại. Thông thường, nhà đầu tư chiến lược là đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp hoặc khách hàng của công ty. Thường những nhà đầu tư chiến lược sẽ dự đoán họ sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ các vụ mua bán và sáp nhập như vậy. Do đó mà họ sẵn sàng trả giá cao để chốt thỏa thuận.
Hiểu đơn giản thì nhà đầu tư chiến lược là đối thủ cạnh tranh trong một ngành giống với công ty mục tiêu. Chiến lược được bên mua sử dụng là nhận thấy một công ty có tiềm năng mở rộng. Do đó, những nhà đầu tư chiến lược luôn tìm kiếm cơ hội để đầu tư mạo hiểm vào các dòng sản phẩm mới trong cùng ngành, nhằm tìm kiếm thị phần và kênh phân phối mới.
2.2 Sự khác nhau giữa nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư tài chính
Hiện nay, nhà đầu tư chiến lược đa phần sẽ được ưa thích hơn nhà đầu tư tài chính bởi vì một số lý do tốt như bên dưới:
Giao dịch nhanh gọn
Một nhà đầu tư chiến lược thường sẽ chỉ hoạt động trong một lĩnh vực, họ có một sự hiểu biết vững chắc về công ty muốn mua. Vì quá hiểu các đối thủ do vậy mà quá trình mua lại sẽ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Khi nhà đầu tư chiến lược hiểu được cấu trúc của công ty mục tiêu, sẽ có rất ít điều bất ngờ, nếu có. Điều đó có nghĩa là có một cơ hội rất cao để thỏa thuận được thực hiện.
Nếu nhận thấy nhiều cơ hội phát triền, nhà đầu tư chiến lược sẵn sàng trả giá cao để chốt thỏa thuận mua bán
Xem thêm bài viết về các kỹ năng cần thiết cho một doanh nhân tại:
>> Kỹ năng lãnh đạo là gì? Top 6 kỹ năng quan trọng nhà lãnh đạo cần có
>> 5 bài học lãnh đạo cho các doanh nhân để thành công vào năm 2021
Giá trị doanh nghiệp tăng cao
Vì nhà đầu tư chiến lược sẽ mua lại một doanh nghiệp cùng ngành nên giữa hai công ty có sự hợp lực. Nhờ đó mà lợi tức đầu tư cao hơn, giá trị doanh nghiệp cũng cao hơn. Cũng vì ly do này mà nhiều nhà đầu tư chiến lược hiện nay sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có được công ty muốn mua.
Mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao
Với một nhà đầu tư chiến lược, các chủ sở hữu công ty mới sẽ cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ. Trên thực tế, họ thậm chí có thể cung cấp cho khách hàng của công ty được mua lại các sản phẩm với chất lượng cao hơn. Nó giúp doanh nghiệp có được để tăng cường mối quan hệ với các khách hàng của mình.
Cải thiện trong việc ra quyết định
Một bên mua tài chính đưa ra quyết định bằng cách ưu tiên lợi ích của các nhà đầu tư. Ngoài ra, một bên mua như vậy sẽ không đầu tư tiếp vào công ty mua lại trong vài năm. Ngược lại, một nhà đầu tư chiến lược sẽ đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của tất cả các bên liên quan – các cổ đông, khách hàng và nhân viên.
Hi vọng những chia sẻ trên đây của Timebiz sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiến lược đầu tư cũng như nhà đầu tư chiến lược là gì? Từ đó có thể đưa ra những kế hoạch đầu tư hiệu quả, giúp phát triển doanh nghiệp của bạn hiệu quả hơn trong tương lai.